Cá Nàng Hai cảnh là giống cá khá ôn hòa, dễ nuôi dưỡng và chăm sóc. Có thể nuôi chung bể với nhiều loại cá cảnh khác. Cá Nàng Hai được cảnh khá phổ biến ở Việt Nam, và còn được gọi là cá Cườm, cá Thác Lác cườm. Hãy cùng Pets Town tìm hiểu về loài cá này nhé.
Nguồn gốc, hình thái cá Nàng Hai cảnh
Nguồn gốc
Cá Nàng Hai (tên gọi khác: cá Thác Lác cườm, cá Đao,…) tên khoa học là Chitala ornata. Cá Nàng Hai sinh sống ở khu vực cửa sông, kênh rạch tại các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam cá Nàng Hai phân bố trải dài miền Trung đến phía Nam.

Đặc điểm hình thái
Cá Nàng Hai có thân hình dài, dẹt bên, càng về phía bụng càng mỏng, lưng gù. Phần gốc vây hậu môn của cá Nàng Hai cảnh rất dài và nối liền với vây đuôi. Khi nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy mặt lưng của thân, đầu cá có màu xanh rêu, hai bên hông và bụng sẽ có màu trắng.
Tên gọi cá Cườm được gọi theo đặc điểm nhận dạng đặc trưng là ở phần gốc vây hậu môn (phía đuôi) có một hàng chấm đen mép trắng to tròn chạy dọc theo phía gốc vây hậu môn.

Tập tính của cá Nàng Hai cảnh
Trong tự nhiên, Cá Nàng Hai sống chủ yếu ở tầng giữa và đáy của các vùng kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng, ưa chuộng môi trường có nhiều thực vật thủy sinh.
Cá Nàng Hai thuộc nhóm cá hoạt động về đêm. Ban ngày chúng hầu như không hoạt động và ẩn nấp. Chính vì thế, khi nuôi cá Nàng Hai cảnh chúng ta cần setup thêm trong bể các vật dụng: hốc đá, cành gỗ,… vừa trang trí, vừa tạo không gian ẩn nấp cho cá.

Việc chăm sóc cá Nàng Hai cảnh cũng khá phức tạp. Nhất là giai đoạn sinh sản. Người nuôi cần có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và quan sát kĩ về chúng. Để hiểu rõ về chế độ chăm sóc và cá Thác Lác cườm nuôi cảnh ăn gì cần phải dành nhiều thời gian tìm hiểu.
Điều kiện môi trường nuôi cá Nàng Hai cảnh
Cá Nàng Hai nuôi kiểng tốt nhất nên chọn loại bể nuôi cao khoảng 1.5m. Do Cá Nàng Hai cảnh khi trưởng thành có kích thước cơ thể khá lớn, có thể đạt tới 80 – 90cm. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc lựa chọn thật kỹ hồ nuôi cá.
Bể cá rộng rãi giúp cá Nàng Hai nuôi kiểng được thoải mái, có đủ không gian bơi lội. Bên cạnh đó, điều này cũng thuận tiện hơn cho việc thả thêm các loài cá khác để nuôi chung.
Ngoài thiết bị lọc nước, bên trong bể bạn cũng nên đặt các vật dụng, phụ kiện trang trí: đá cảnh, gỗ lũa hoặc trồng thêm cây thủy sinh… để giúp cá Thác Lác cườm nuôi kiểng có chỗ ẩn náu. Lưu ý, lựa chọn và setup phải phù hợp với kích thước bể cá bạn nhé.
Cá Nàng Hai nuôi kiểng yêu cầu nhiệt độ nước ổn định trong khoảng 22 – 28°C. Nồng độ pH khoảng 6.5 – 7 (có tính acid yếu). Độ cứng của nước nuôi cá Nàng Hai cảnh nên nằm trong khoảng từ 6 – 9 dGH là tối ưu.
Lưu ý, tùy theo từng địa phương mà độ cứng nước khác nhau. Bạn nên chú ý kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh cho phù hợp khi nuôi cá Nàng Hai cảnh nhé.
Bạn nên xem: Hướng dẫn thay nước hồ cá đúng cách
Cho cá Nàng Hai cảnh ăn gì?
Thức ăn của cá Nàng Hai chủ yếu là tép, côn trùng, rễ thực vật thủy sinh, giáp xác, cá con, phiêu sinh vật,… Cá Nàng Hai cảnh cũng có thể ăn được thức ăn khô, chế biến sẵn.
Mặc dù, thức ăn khô rất thuận tiện, nhưng chúng ta cũng tránh lạm dụng chúng vì về lâu dài sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cho cá. Một chế độ ăn kết hợp đa dạng, phong phú và an toàn sẽ giúp cá Nàng Hai cảnh khỏe mạnh và lớn nhanh hơn.

Do tập tính hoạt động về đêm nên, thời gian ăn uống của cá cá Nàng Hai Nuôi kiểng cũng chủ yếu vào ban đêm. Thời gian cho ăn tốt nhất là sau 21 giờ đêm.
Cá Nàng Hai rất dễ trong ăn uống và có thể sinh sống hài hòa với các giống cá khác. Bạn cũng có thể kết hợp nuôi chúng với những giống cá hoạt động về đêm khác.
Lưu ý, không nên chọn những loài cá có kích thước quá nhỏ khi nuôi chung với cá Nàng Hai cảnh. Những loại cá này cũng bắt buộc phải ưu điều kiện nước có pH axit nhẹ.
Tuổi thọ và sinh sản của cá Nàng Hai cảnh
Tuổi thọ trung bình ở cá Nàng Hai khá cao: trên 10 năm tuổi và kích thước tối đa có thể lên đến 100 cm. Cá Thác Lác cườm đạt 8 – 10 tháng tuổi thì bắt đầu giai đoạn sinh sản. Tuy nhiên việc sinh sản nhân tạo cũng không hề dễ dàng. Ngay cả khi bạn đã lựa chọn những con cá trưởng thành to khỏe mạnh làm cá bố mẹ.
Cá Nàng Hai cảnh đực bước vào thời kì động dục nên được thả vào trong bể ép theo tỉ lệ 2:1 hoặc 3:1. Cá cái sinh sản bằng cách đẻ trứng bám trên giá thể, mỗi lần đẻ từ khoảng 80 – 120 trứng. Sau khi cá đẻ trứng, nên tách ngay cá bố mẹ khỏi bể đến tránh chúng ăn trứng của mình. Trứng nở sau 5 ngày đến 1 tuần.

Môi trường nước sinh sản tốt nhất cho cá Nàng Hai cảnh thường có nhiệt độ nước khoảng 26 – 28°C. Độ pH từ 6.8 – 7, độ cứng của nước: 4 dGH. Khi cá bố mẹ vào ổ, chúng ta có thể thấy cá đực sẽ đuổi theo cá cái, hành động này lặp lại nhiều lần nhưng cũng đừng quá lo lắng nhé. Quá trình đẻ trứng và thụ tinh có thể hoàn tất ngay sau đó.
Một số lưu ý đặc biệt khi nuôi cá Nàng Hai cảnh
Nuôi cá Nàng Hai cảnh không còn xa lạ với người chơi cá cảnh thủy sinh. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá Thác Lác cườm kiểng:
- Lựa chọn các giống cá nuôi chung (nếu có) có kích thước không quá bé để tránh làm mồi cho cá Nàng Hai cảnh.
- Các loại cá nuôi chung nên có tập tính và điều kiện sống tương tự cá Nàng Hai cảnh.
- Không nuôi chung cá Nàng Hai với loài cá cảnh có bản năng tấn công mạnh.
- Kết hợp chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng để cá phát triển khỏe mạnh.
- Kiểm soát tốt nhiệt độ, pH và độ cứng nước.
Giá cá Nàng Hai cảnh bao nhiêu? Mua ở đâu?

Cá Nàng Hai nuôi kiểng có độ phổ biến ở mức trung bình. Bạn có thể tìm mua chúng ở các cửa hàng cá cảnh, thủy sinh trên toàn quốc. Giá cá Nàng Hai cảnh cạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tối như: nguồn gốc, kích thước, form dáng, hoa văn,… Dưới đây là giá tham khảo:
- Cá Nàng Hai cảnh cỡ <10cm: giá từ 20,000 – 40,000VND/con.
- Cá Nàng Hai cảnh size 30 – 35 cm: có giá dao động từ 400,000 – 600,000VND/con.
- Các chú Cá Nàng Hai cảnh có kích thước lớn, form chuẩn và ngoại hình bắt mắt: thường có giá hơn 1,000,000VND.
Nuôi cá Nàng Hai cảnh không khó, chi phí mua con giống và chăm sóc cũng không quá cao. Chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật là cá sẽ phát triển tốt. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
- Hướng dẫn nuôi cá ngựa vằn sinh sản
- Nuôi tôm kiểng thủy sinh như thế nào?